Cấu trúc website chuẩn SEO: Checklist 15 tiêu chuẩn tối ưu

Cấu trúc website là là cách thức sắp xếp và tổ chức các trang web, nội dung và liên kết nội bộ trên website. Cấu trúc là một yếu tố quan trọng và góp phần rất lớn trong chiến lược SEO. Vì thông qua cấu trúc website, Google có thể hiểu về độ liên quan và thứ bậc quan trọng của các trang trên website.

Cấu trúc website chuẩn SEO là cách sắp xếp các trang con và bài viết thành các danh mục logic, tạo các liên kết nội bộ chất lượng, hướng đến lợi ích cho trải nghiệm người dùng và công cụ tìm kiếm. Cấu trúc website càng hợp lý giúp công cụ tìm kiếm càng hiểu rõ website của bạn và người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết.

Cấu trúc website chuẩn SEO bao gồm các yếu tố như: cấu trúc URL, Navigation, Breadcrumb, … Tối ưu những thành phần này giúp bạn tạo ra một cấu trúc website chuẩn SEO và nâng cao khả năng tìm thấy trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Chi tiết về các thành phần trên sẽ được đề cập cụ thể trong nội dung bài viết bên dưới.

Một số Case Study thành công mà bên phía GTV mình đã tối ưu cấu trúc chuẩn SEO có thể kể đến như Laptop Trần Phát (laptops.vn), pops.vn. Ở website Laptop Trần Phát, khi nhận dự án có thể nói là một website mới hoàn toàn, các chỉ số về organic search hầu như từ còn số 0. Sau 10-12 tháng triển khai đã có bao gồm tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO, website này đã lên top những từ khoá về các dòng sản phẩm laptop Dell. Dù cạnh tranh với những “ông trùm” như thegoididong.com, fptshop.com.vn mà mình vẫn lên top được và thậm chí còn cao hơn các website đầu ngành này. Bạn có thể xem chi tiết kết quả các website mình nêu trên bằng Ahref hoặc SEMRush. Tất nhiên rằng kết quả đó không chỉ từ cấu trúc website mà là sự kết hợp đến các yếu tố khác nữa.

Các loại cấu trúc website trong SEO có thể kể đến 2 loại: Cấu trúc Silo và Topic Cluster. Mỗi loại cấu trúc đều có ưu điểm riêng, và việc lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu , mục tiêu cụ thể của bạn trong lĩnh vực SEO.

Ở bài viết hôm nay, GTV SEO chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến cấu trúc website cũng như các bước để có thể tạo nên cấu trúc website chuẩn, mong rằng sẽ hữu ích cho bên phía bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cấu trúc Website là gì?

Cấu trúc website (Website Structure hay Website Architecture) là cách tổ chức và sắp xếp toàn bộ nội dung trên website. Cấu trúc website là một trong những hạng mục cài đặt nền tảng khi bắt đầu một website mới hay bắt đầu một chiến dịch SEO tổng thể cho website đó.

Cấu trúc Website (Website Architecture) là gì?
Cấu trúc Website (Website Architecture) là gì?

Đối với người dùng, cấu trúc website giúp họ dễ dàng hiểu được những gì website bạn cung cấp như sản phẩm, nội dung. Thông qua cấu trúc website, họ có thể thao tác, click, tìm kiếm những thông tin mong muốn tại các thành phần như: thanh menu (navigation); breadcrumb danh mục, bài viết với nhau và kết nối các nội dung bằng internal link.

Đối với công cụ tìm kiếm (ở đây mình đề cập là Google), nó sẽ thu thập dữ liệu, nhận biết mức độ liên quan và phân cấp bậc quan trong các nội dung trên website của bạn thông qua cấu trúc. Chính vì điều này, để thúc đẩy thứ hạng từ khóa tổng thể cho hoạt động SEO thì bạn cần thiết lập cấu trúc website chuẩn SEO.

Cấu trúc Website chuẩn SEO là gì?

Cấu trúc website chuẩn SEO là cách tổ chức, sắp xếp và liên kết toàn bộ nội dung trên website một cách hợp lý và logic. Cụ thể là các trang con, bài viết và các danh mục phải được phân chia rõ ràng về độ liên quan và thể hiện tính kết nối thông qua internal link. Mục đích của cấu trúc chuẩn SEO phải hướng đến lợi ích cho người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu, tiếp cận các nội dung trên website.

Cấu trúc website càng hợp lý giúp công cụ tìm kiếm càng hiểu rõ website của bạn và người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết.

Việc tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO có thể đem lại nhiều lợi ích tích cực trong SEO như: Google lập chỉ mục các trang nội dung tốt hơn (đặc biệt đối với các website lớn), cải thiện mức độ tương tác của người dùng. Từ đó thứ hạng website, lượng truy cập sẽ cao hơn và công việc kinh doanh từ website cũng cải thiện hơn.

Cấu trúc Website chuẩn SEO bao gồm những gì?

Việc xác định một cấu trúc Website chuẩn SEO sẽ bao gồm 6 thành phần quan trọng sau đây:

  • Cấu trúc URL: Định dạng URL phải thân thiện, dễ đọc và chứa từ khóa liên quan. URL cần phản ánh cấu trúc trang web và nội dung của trang cụ thể.
  • Categories: Sắp xếp nội dung thành các danh mục logic giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Điều này cũng giúp máy chủ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc trang web của bên phía bạn.
  • Navigation: Menu điều hướng phải dễ sử dụng và dễ tìm kiếm. Nó giúp người dùng di chuyển qua các phần của trang web một cách thuận tiện.
  • Internal Links: Liên kết nội bộ giữa các trang trên trang web giúp máy chủ tìm kiếm và người dùng dễ dàng điều hướng giữa các nội dung tương tự hoặc liên quan.
  • Breadcrumbs: Thông qua breadcrumb người dùng sẽ hiểu được vị trí hiện tại của họ trên website và điều hướng trở lại các trang trước hoặc đến trang khác một cách dễ dàng.
  • Sitemap (sơ đồ website) là một tệp bao gồm thông tin các trang và tệp khác nhau trên Website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (Index) nội dung website của bạn.

Tất cả những yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc website chuẩn SEO, giúp nâng cao khả năng tìm thấy trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các loại cấu trúc Website trong SEO

Cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo là loại cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt dựa trên những đặc điểm chung nhất định. Những thư mục trong cấu trúc này sắp xếp một cách có trật tự, logic, nhóm theo chủ đề và mức độ liên quan tương ứng.

gtv02 3

Giả sử, mình cần tìm mua những viên bi màu xanh lá cây ở cửa hàng bán bi. Tuy nhiên, sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Sắp xếp lẫn lộn màu bi với nhau trong các hũ: trường hợp này mình cần tìm bi màu xanh lá sẽ khá tốn thời gian.
  • Sắp xếp, phân loại màu bi theo riêng biệt từng hũ: trường hợp này mình chỉ cần lấy bi trong hũ bi màu xanh lá là được, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Qua đó có thể thấy một website với cấu trúc Silo giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy xuất thông tin mà họ cần. Khi đó, Bot Google cũng dễ dàng hiểu được chủ đề của website, có lợi cho việc website của bạn dễ được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục hơn.

gtv03 3

Cấu trúc 1 trang web Silo giúp điều hướng người dùng tìm kiếm chính xác những gì họ cần và giúp công cụ hiểu nội dung bài viết của website hơn. Các cấu trúc website chuẩn SEO silo thường được nhóm chặt chẽ theo 3 yếu tố:

  • Điều hướng bao gồm cả breadcrumb
  • Liên kết theo ngữ cảnh
  • Cấu trúc URL

Cấu trúc này thường áp dụng cho hầu hết tất cả website từ E-commerce cho đến dạng Blog, website dịch vụ.

Cấu trúc Silo bao gồm hai dạng:

  • Cấu trúc Silo vật lý: là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập cây thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. Thông thường cấu trúc URL là những gì bạn tác động ở lớp dữ liệu “Back-end”
  • Cấu trúc Silo ảo: là những gì bạn thấy được trực tiếp trên website, thông thường sẽ thể hiện qua việc phân bổ, sắp xếp dựa trên internal link
Mô hình cấu trúc Silo ảo thông qua việc liên kết giữa các trang
Mô hình cấu trúc Silo ảo thông qua việc liên kết giữa các trang

Thông thường, các website trên thế giới cả Việt Nam đều tối ưu 1 dạng hoặc đôi khi chỉ là 1 dạng rưỡi. Bởi vì Silo vật lý khó để làm, khó để hiểu và khó ứng dụng.

Ví dụ về website Thế Giới Di Động không làm chuẩn về silo vật lý, nhưng điều đó không có nghĩa là website này không lên top được. Như bạn thấy thì Thế Giới Di Động vẫn lên top được đó thôi.

Tuy nhiên, nếu bạn tối ưu cả 2 dạng này thì nó sẽ tốt hơn rất là nhiều trong việc bạn ranking tổng thể cho website.

Cấu trúc Topic Cluster

Cấu trúc theo Topic Cluster (cụm chủ đề) là việc nhóm các bài viết hoặc các trang tập trung nói về cùng một chủ đề nhất định. Cấu trúc của một Topic Cluster sẽ bao gồm 2 thành phần chính là:

  • Pillar page (trang trụ cột): là trang chủ đề chính đề cập đến nội dung tổng quát
  • Các Cluster content: đi sâu hơn vào chi tiết từng hạng mục được đề cập trong Pillar page